Hội thảo tham vấn ý kiến xây dựng nông thôn mới vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ hai - 07/04/2025 23:08 46 0
Ngày 04/04/2025, tại thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp ý định hướng thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026 - 2030. Ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ông Phạm Văn Trọng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang đồng chủ trì Hội thảo. Đại diện Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Phước có bà Lê Thị Ánh Tuyết Phó Giám đốc Sở tham dự Hội thảo.
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai với mục đích cụ thể hóa, đưa các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vào cuộc sống, góp phần cải thiện sức sống và diện mạo nông thôn, thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.
Theo Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương  báo cáo tại Hội thảo đến tháng 03/2025, cả nước đã có 5.995/7.696 xã (77,9%) đạt chuẩn NTM, trong đó, có 2.352 xã (39,2%) đạt chuẩn NTM nâng cao và 597 xã (9,95%) đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Lũy kế có 305/645 đơn vị cấp huyện (47,2%) thuộc 59 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM, trong đó, đã có 20/219 huyện đã đạt chuẩn NTM được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao. Có 05 tỉnh (Nam Định, Đồng Nai, Hà Nam, Hưng Yên và Hải Dương) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (đạt 29,4% mục tiêu giai đoạn 2021-2025 được giao).
Đoàn Công tác tỉnh Bình Phước chụp hình
với Thứ trưởng Bộ NN và MT
Trần Thanh Nam
Việc xây dựng Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030 là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh mới và thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, phát triển nông thôn giai đoạn tới cần phải bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân, hướng tới xây dựng nông thôn phát triển bền vững và gắn với quá trình đô thị hóa. Bối cảnh mới với việc sắp xếp lại hệ thống hành chính từ năm 2026 khi không còn cấp huyện đặt ra yêu cầu thay đổi căn bản về cơ chế điều phối và quản lý Chương trình.
Thông qua các ý kiến thảo luận, kiến nghị của các tỉnh thành trong vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long kết luận buổi Hội thảo Ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh: Yêu cầu Văn phòng Điều phối NTM Trung ương  phải xác định được bộ khung bộ tiêu chí và tên gọi Chương trình cho phù hợp với giai đoạn 2026 - 2030, đồng thời đổi mới tư duy cách làm, xây dựng nông thôn mới toàn diện, bền vững, gắn với công nghiệp hóa, đô thị hóa, chuyển đổi số và tăng trưởng xanh, bảo đảm thực chất, hiệu quả, đi vào chiều sâu. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị; thúc đẩy kinh tế nông thôn theo hướng xanh, tuần hoàn, nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập, vì lợi ích của người dân.
Tác giả bài viết: Nông Hưng
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM:

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây