CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI MƯA LŨ, SẠT LỞ ĐẤT VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG THỜI GIAN TỚI

Chủ nhật - 08/06/2025 09:56 29 0
Ngày 05/6/2025 UBND tỉnh ban hành Công văn số 2607/UBND-KT chỉ đạo chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất và thực hiện công tác phòng chống thiên tai trong thời gian tới. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn, không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong công tác ứng phó, khắc phục thiên tai khi sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Cụ thể như sau:
CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI MƯA LŨ, SẠT LỞ ĐẤT VÀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh: Theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, thiên tai, hướng dẫn đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực quản lý Nhà nước được giao.
2. Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thời tiết để tham mưu chỉ đạo các địa phương xử lý kịp thời, có hiệu quả trước, trong và sau thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Theo dõi, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sau thiên tai; phối hợp các ngành liên quan kiểm tra, giám sát và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực hỗ trợ, phục hồi tái thiết sau thiên tai. 
3. Sở Công thương: Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao chỉ đạo các Chủ công trình hồ, đập tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện phù hợp với diễn biến thời tiết trong điều kiện mưa, lũ bất thường.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Rà soát, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để hỗ trợ các địa phương ứng phó với các tình huống, sự cố thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nạn kịp thời, hiệu quả khi có thiên tai xảy ra.
5. Sở Xây dựng:
- Rà soát phương án đảm bảo an toàn giao thông trong tình huống mưa lớn, lũ lụt kéo dài; khắc phục sự cố trên các tuyến giao thông chính sau thiên tai.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý nâng cấp, sửa chữa, duy tu, nạo vét khai thông thường xuyên hệ thống tiêu thoát nước, hạn chế ngập úng trong mùa mưa lũ.
- Tổ chức kiểm tra để có kế hoạch kịp thời khắc phục các cây cầu xung yếu, các tuyến, đoạn đường có nguy cơ sạt lở cao, không bảo đảm an toàn; có biện pháp khắc phục các công trình gây cản lũ, làm tăng nguy cơ ngập úng cho các khu, điểm dân cư.
6. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh: Theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết nhằm phát hành các bản tin dự báo, cảnh báo kịp thời, hiệu quả độ chính xác cao để các cấp, các ngành và nhân dân biết, chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
7. Công ty Điện lực Bình Phước: Tổ chức quản lý tốt, an toàn hệ thống lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh, phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, đánh giá an toàn hệ thống lưới điện, xây dựng phương án sẵn sàng khôi phục nhanh hệ thống lưới điện khi xảy ra sự cố do thiên tai, đảm bảo phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, các cơ quan thông tin đại chúng: Thường xuyên tăng cường cập nhật và truyền, phát tin kịp thời về tình hình thời tiết, cảnh báo thiên tai; công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; hướng dẫn các kỹ năng ứng phó với các loại hình thiên tai để người dân có ý thức và chủ động phòng tránh, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra.
9. Các Sở, ban, ngành khác của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp, triển khai thực hiện các chỉ đạo liên quan đến công tác phòng chống thiên tai thuộc lĩnh vực quản lý, kịp thời hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục khi có tình huống xảy ra.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố:  
- Tiếp tục bám sát tình hình, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” với tinh thần chủ động, kịp thời nhất, quyết liệt nhất, phù hợp với thực tế, với mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết. Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không để xảy ra gián đoạn trong chỉ đạo ứng phó với thiên tai khi thực hiện sắp xếp lại đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
- Chỉ đạo UBND cấp xã theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt… thông tin kịp thời, đầy đủ đến chính quyền, người dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại (Tổ chức phổ biến thông tin dự báo đến người dân thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, loa phát thanh, mạng xã hội, ứng dụng di động). Thường xuyên tổ chức giao ban, chia sẻ thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Phân công cụ thể đầu mối chịu trách nhiệm ở cấp xã. Triển khai công tác ứng phó với các tình huống xấu xảy ra, kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền. 
- Khẩn trương kiểm tra, rà soát các trang thiết bị, vật tư hiện có tại cấp huyện còn sử dụng được và bàn giao cho UBND cấp xã có tên sau sát nhập trước khi kết thúc hoạt động cấp huyện và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 15/6/2025, nhằm sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị theo phương châm “4 tại chỗ” để xử lý kịp thời, hiệu quả khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
- Khi thực hiện chính quyền hai cấp sẽ chấm dứt nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện. Do đó, khi thực hiện thành lập các xã mới theo đề án phải tham mưu kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã cùng một thời điểm không để gián đoạn trong công tác chỉ đạo, điều hành về phòng chống thiên tai. Tiếp tục thực hiện rà soát và hoàn thiện kế hoạch, phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó với mưa lớn, sạt lở, ngập lụt; tập trung khắc phục ngay những nguy cơ đã được nhận diện qua các trận thiên tai đã từng xảy ra các năm gần đây trên địa bàn, xây dựng kịch bản sẵn sàng ứng phó, bảo vệ các trọng điểm xung yếu, không để bị động, bất ngờ khi có tình huống xảy ra hay gián đoạn trong công tác ứng phó thiên tai.
- Triển khai lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tổ chức kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở; phát hiện kịp thời những nơi dòng chảy bị tắc nghẽn, các dấu hiệu bất thường khác để thông báo chính quyền địa phương và người dân kịp thời xử lý hoặc di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu tại địa phương.
- Thuyên xuyên báo cáo các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh thông qua Văn phòng Thường trực để tổng hợp, báo cáo Trưởng ban chỉ đạo kịp thời.
Tác giả bài viết: Vũ Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây