Tăng cường công tác chống hạn, phòng chống cháy rừng và phòng chống tai nạn đuối nước trên các ao, hồ, sông, suối, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025

Thứ tư - 23/04/2025 00:12 69 0
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Môi trường - Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có Công văn số 1090/SNNMT-KSTL ngày 22/4/2025 gửi đến các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Công ty Cổ phần thủy điện: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng về việc tăng cường công tác chống hạn, phòng chống cháy rừng và phòng chống tai nạn đuối nước trên các ao, hồ, sông, suối, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025. Theo đó, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đề nghị các Sở, ngành, đia phương thực hiện một số nội dung sau:
Tăng cường công tác chống hạn, phòng chống cháy rừng và phòng chống tai nạn đuối nước trên các ao, hồ, sông, suối, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2025
I. Đối với công tác phòng chống hạn hán:
        1. Các Sở, ban, ngành liên quan: Chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hạn hán, thiếu nước.
        2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ các địa phương trong công tác chống hạn.
        3. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước và các cơ quan truyền thông: Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi nhận thức, chủ động sử dụng tiết kiệm điện, nước, chủ động ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước.
        4. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động triển khai các giải pháp chống hạn. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Môi trường, theo dõi cập nhật diễn biến thời tiết, tình hình hạn hán để có các biện pháp khắc phục, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại của nhân dân. Thực hiện nghiêm công tác báo cáo định kỳ theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Môi trường.
II. Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
        1. Tiếp tục, duy trì lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại những khu vực có mức cảnh báo nguy cơ cháy rừng, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5 năm 2024; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, để kịp thời xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra, không để xảy ra cháy lớn, kéo dài.
        2. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt dọn nương rẫy, các đối tượng đi bắt ong, thu hái quả Ươi trái phép. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa lực lượng bảo vệ rừng với người dân, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số.
        3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng: Kiểm lâm, Công an, Quân sự, Biên phòng trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng theo quy định. Tăng cường công tác tuần tra, truy quét các khu vực trọng điểm vể bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
III. Tuyên truyền về phòng chống tai nạn đuối nước:    
6eb9e91f93a820f679b9
 
c8edbb34c18372dd2b92
        1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các trường học trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn đuối nước cho các em học sinh tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm; không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối… trong khi không biết bơi; không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông, suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa. Lồng ghép nội dung phòng chống tai nạn đuối nước vào các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ, các buổi họp phụ huynh để tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em, quản lý con em mình và tích cực tham gia có hiệu quả công tác phòng chống đuối nước; chỉ đạo các trường học có hồ bơi tăng cường tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh.
        2. Sở Y tế:
        Tập huấn nâng cao năng lực về phòng chống đuối nước cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm hạn chế tai nạn đuối nước xảy ra. Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống đuối nước phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
        3. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
        Tăng cường tổ chức các lớp dạy bơi, dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em tại các trung tâm thể thao, bể bơi công cộng. Hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác quản lý các hoạt động thể thao dưới nước, đảm bảo an toàn cho trẻ em. Phối hợp với các địa phương rà soát, lắp đặt các biển báo nguy hiểm tại các khu vực có nguy cơ đuối nước tại các điểm du lịch, vui chơi giải trí.
        4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Nghiên cứu, hướng dẫn, phổ biến quy trình, kỹ năng xử trí tình huống tìm kiếm, cứu nạn, phòng tránh đuối nước và kỹ thuật cứu đuối.
        5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
        - Tổ chức rà soát đặt biển cảnh báo nguy hiểm, làm rào chắn tại các địa điểm, khu vực nguy hiểm như ao, hồ, đập tràn, kênh mương … nhằm giúp người dân và trẻ em có ý thức phòng tránh.
        - Chỉ đạo chính quyền cấp xã/phường/thị trấn tăng cường công tác phổ biển thông tin về đuối nước và phòng chống đuối nước cho nhân dân trên địa bàn; tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo những nguy hiểm đuối nước, hướng dẫn người dân tự trang bị kiến thức và kỹ năng cứu nạn, cứu hộ và tự cứu trong các trường hợp đuối nước; tự trang bị các trang thiết bị an toàn cá nhân như áo phao, áo bơi; cảnh báo cho mọi người biết những khu vực nguy hiểm dễ xảy ra đuối nước để đề phòng.
        - Chỉ đạo chính quyền cấp xã tổ chức đặt biển cảnh bảo nguy hiểm tại các địa điểm, khu vực nguy hiểm như ao, hồ, đập tràn, kênh mương...; nhằm giúp người dân có ý thức phòng tránh; khuyến cáo người dân không chơi đùa hoặc tắm ở các sông, suối, hồ chứa thủy lợi, thủy điện rất nguy hiểm vì các khu vực này có mặt nước rộng, nước chảy mạnh phức tạp (địa hình dưới mặt nước thường có dòng chảy ngầm, xoáy nước, hố trũng… ngay cả những người biết bơi khi rơi vào các dòng chảy ngầm, xoáy nước cũng dễ bị chìm do vận động cường độ mạnh khiến nhanh mất sức và bị chìm do đuối nước).
        - Quán triệt, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa một số loại hình tai nạn, sự cố trong môi trường nước, trong đó có công tác phòng, tránh đuối nước cho cộng đồng, đặc biệt là công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
        6. Công ty TNHH MTV Dịch vụ Thủy lợi Bình Phước và các Công ty Cổ phần thủy điện: Thác Mơ, Cần Đơn, Srok Phu Miêng:
        - Tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ, tuyên truyền, cắm biển cảnh báo, tuyệt đối không để cho người dân (nhất là trẻ em) vào khu vực lòng hồ tắm, đánh bắt cá.
        - Phối hợp với chính quyền địa phương nơi có công trình rà soát các vị trí có nguy cơ xảy ra đuối nước, cắm biển cảnh báo đuối nước tại các khu vực nguy hiểm thuộc các hồ đập do đơn vị quản lý, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa, hạn chế các thiệt hại, đặc biệt là thiệt hại về tính mạng con người.
        7. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước: Tăng thời lượng đưa tin và thông tin, tuyên truyền, cảnh báo các nội dung liên quan đến phòng chống đuối nước trong trường học và cộng đồng trên các Chương trình phát sóng hàng ngày của Đài./.
Tác giả bài viết: Vũ Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây